Tour Hai Ngày Thưởng Thức Đồ Ăn Vặt Đài Nam
Khi đến thăm Đài Nam, du khách có thể trông thấy và cảm nhận được nhiều tàn dư của quá khứ trong thành phố cổ này. Một tour du lịch tới các địa điểm như: Tháp Chihkan, Đền Thờ Thần Chiến Tranh Chính Thức, Đền Thiên Hậu Thánh Mẫu, Đền Khổng Tử, Đền Thờ Trịnh Thành Công, Đền Tam Sơn Ngọc Vương, Đền Khai Viễn, Pháo Đài Cổ An Bình và Pháo Đài Vĩnh Cửu đem đến cho du khách cảm giác về các thời đại đã qua. Ngoài ra du khách còn có rất nhiều cơ hội để thỏa mãn khẩu vị của mình. Có rất nhiều món ăn vặt nổi tiếng ở Đài Nam. Ví dụ, bánh kẹp hình cỗ quan tài, gọi là "bánh quan tài," mì thịt lợn om do các ngư dân nghĩ ra để ăn trong mùa ít cá; "bột dính cạnh nồi," - bột gạo nhão được nướng thành bánh mềm bên cạnh các nồi nóng và sau đó nấu thành món súp đặc. Đồ ăn vặt khác bao gồm bánh bao gạo nếp, bánh gạo mặn, miến lươn, thịt viên Đài Loan, súp cá cờ Nhật Bản, bánh gạo nếp, súp cá nổi, bánh giò và cháo cá, tất cả đều có tại Chợ Đêm Đường Xiaobei và Khu Phố Trung Hoa. Vào ban đêm, du khách có thể dạo quanh Khuôn Viên Trường Quang Phục thuộc Đại Học Quốc Gia Thành Công để thưởng thức cảnh đêm yên tĩnh của miền nam Đài Loan. Du khách cũng có thể đi mua sắm và mua quà tặng cho bạn bè và người thân ở Cửa Hàng Bách Hóa Viễn Đông gần Đường Trung Chính hoặc ở chợ đêm trên Đường Dân Sinh.
Đền Thờ Thần Chiến Tranh Chính Thức (Đền Tế Lễ Chiến Tranh)
Ngôi đền này, cùng Đền Thờ Khổng Tử, được biết đến là một trong những ngôi đền cổ nhất và được bảo tồn tốt nhất tại Đài Loan. Mặc dù không ai biết chính xác thời gian xây dựng, nhưng theo truyền thuyết ngôi đền được xây dựng vào thời Yungli triều đại nhà Minh, vào giữa thế kỷ 17. Đến triều đại nhà Thanh, các triều thần thường đến đây dâng lễ tế thần. Thần Chiến Tranh (Quan Vũ hay Quan Công) được thờ trong ngôi đền này cầm trên tay một thanh đao nặng và cưỡi một con ngựa phi nước đại. Ông là một vị tướng vào cuối đời nhà Hán (đầu thế kỷ thứ 3), cách hành xử của ông đã trở thành biểu tượng của sự chính trực và lòng trung thành đối với các thế hệ sau này và cuối cùng ông đã được phong thần. Ông cũng là một người có đầu óc quản lý tài chính và đã nghĩ ra một phương pháp kế toán, do vậy ông cũng được mọi người (đặc biệt là các thương gia) tôn thờ là Thần Thương Mại. Ngày xưa, phụ nữ bị cấm không được đi vào đền, nên người ta đã thiết kế ngưỡng cao như vậy để không cho họ vào. Đó cũng chính là một lý do tại sao lối vào ngôi đền này có ngưỡng rất cao.
Đền Thờ Trịnh Thành Công
Đền Thờ Quốc Tính Gia (Đền Junwang Duyên Bình), nằm cạnh Đường Khai Viễn xung quanh có rất nhiều cây xanh, là ngôi đền duy nhất mang phong cách Phúc Kiến tại Đài Loan. Đây là ngôi đền được xây dựng để tưởng nhớ sự nghiệp và chiến công của Tướng Trịnh Thành Công, nhà tiên phong của Đài Loan. Trịnh Thành Công khi còn nhỏ được gọi là Trịnh Sâm, một người gốc Quận Phúc Kiến. Cha ông, Trịnh Chi Long khi còn nhỏ là một trẻ lang thang, về sau trở thành một thương nhân và hải tặc. Mẹ ông là người Nhật Bản tên là Tagawa. Trịnh Thành Công sinh ra đã là một con người thông minh tuyệt vời. Không chỉ siêng năng trong học hành, ông còn là người có tham vọng rất lớn, muốn đạt được một điều gì đó lớn lao, tức là trở thành một người xuất sắc trong cả lĩnh vực học tập và quân sự. Năm Trịnh Thành Công 21 tuổi, Ngô Tam Quế dẫn quân nhà Thanh vào Trung Nguyên và chấm dứt triều đại nhà Minh. Vì cha đã đầu hàng nhà Thanh và mẹ tự tử, nên Trịnh Thành Công phải chịu rất nhiều đau đớn và quyết định sẽ quay sang phản Thanh phục Minh để thoát khỏi sự xấu hổ vì sự phản bội của cha mình. Vào tháng 4, năm thuận trị thứ 15 Hoàng Đế Vĩnh Lịch (1661 Sau Công Nguyên), ông đã dẫn đội quân của mình vượt qua eo biển Đài Loan và sau trận chiến kéo dài 9 tháng, cuối cùng ông đã lấy lại được Đài Loan từ tay người Hà Lan. Đài Loan từ đó đã không còn là thuộc địa của Hà Lan nữa. Sau khi giành được quyền vào Đài Loan, Trịnh Thành Công nhanh chóng xây dựng chính quyền bằng cách lập các bộ quản lý, đưa ra quy định, xây dựng hệ thống giáo dục cũng như phát triển thêm đất nông nghiệp để cải thiện mức sống của người dân địa phương. Ông cũng tích cực đào tạo binh sĩ sử dụng chiến thuật quân sự để chuẩn bị chiến đấu chống lại quân nhà Thanh. Tuy nhiên, chỉ nửa năm sau khi lấy lại được Đài Loan, Trịnh Thành Công chết vì bệnh tật vào ngày 08 tháng 5, năm thuận trị thứ 16 của Hoàng Đế Vĩnh Lịch Triều Đại Nhà Minh. Mục tiêu khôi phục nhà Minh của ông chưa được hoàn thành là niềm hối tiếc lớn nhất trong đời ông. Vào năm thuận trị thứ 13 của Hoàng Đế Đồng Trị Triều Đại Nhà Thanh (1874 Sau Công Nguyên), đặc phái viên Trầm Bảo Trinh của hoàng đế đã dâng tấu mở rộng ngôi đền Kai Shan Wang hồi đó để tưởng nhớ công ơn của Trịnh Thành Công. Triều đình phê chuẩn bản tấu này và một ngôi đền mới có tên gọi chính thức là “Đền Thờ Quốc Tính Gia”, mọi người đến đây để bày tỏ lòng thành kính đối với vị anh hùng dân tộc này. Bên cạnh Đền Thờ Quốc Tính Gia có Hội Trường Văn Hóa Dân Gian Đài Nam trưng bày rất nhiều nét văn hóa cổ xưa của Đài Nam. Từng một là nơi lưu trữ những cổ vật thời tiền sử. Không chỉ minh họa kết nối địa lý giữa Đài Loan và Đại Lục, mà những đồ này còn mô tả quá trình tiến hóa của sự sống từ quá khứ đến hiện tại. Hầu hết đồ trưng bày ở tầng hai là tư liệu lịch sử của Đài Nam, bao gồm tư liệu và những đồ vật liên quan đến tổ tiên trong triều đại đó, chẳng hạn như những bức chân dung và các tác phẩm của Trịnh Thành Công và Trầm Bảo Trinh. Ngoài ra, những vật dụng hàng ngày cổ xưa của thành phố Đài Nam cổ xưa như biển hiệu đường phố, bộ đồ giường, chứng thư đất đai, ngân phiếu cũng được trưng bày để công chúng có thể hiểu được cuộc sống hàng ngày của các thế hệ trước. Đó là một điểm văn hóa rất đáng để tham quan.
Pháo Đài An Bình
Năm 1624, người Hà Lan xây dựng pháo đài đầu tiên tại An Bình, Đài Loan, gọi là "Pháo Đài Zeelandia", nay được biết đến là Pháo Đài An Bình, nơi đã từng là trung tâm hành chính của chế độ cai trị Hà Lan đồng thời là trung tâm thương mại. Pháo đài ban đầu được xây dựng theo kiểu hình vuông bên trong và có các bức tường hình chữ nhật bên ngoài. Năm 1661, pháo đài được đổi tên thành An Bình để tưởng nhớ quê nhà khi Quốc Tính Gia (Trịnh Thành Công) đã đánh đuổi được người Hà Lan ra khỏi Đài Loan. Do đó, Pháo Đài Zeelandia cũng được biết đến như là "Pháo Đài của Nhà Vua" hay “Pháo Đài Đài Loan", và thường được gọi là Pháo Đài An Bình. Dưới chế độ cai trị của Hoàng Đế Khang Hy nhà Thanh, Đài Loan nằm trong đế chế mà trung tâm chính trị đã được chuyển đến Thành Phố Đài Nam, dẫn đến Pháo Đài bị suy tàn. Những viên gạch đỏ của Pháo Đài này đã được lấy đi để xây dựng Pháo Đài Vĩnh Cửu. Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng, các tòa nhà theo phong cách Hà Lan ở pháo đài bên trong đã bị phá hủy hoàn toàn. Nhà theo phong cách phương tây được xây trên nền bậc bằng gạch vuông đỏ, được dùng như nhà ở tập thể dành cho các cán bộ Hải Quan, nhưng nay là nơi đặt nhà tưởng niệm. Nó được đặt tên là Pháo Đài An Bình sau thời kỳ Phục Dựng Đài Loan, và được đăng ký là nơi lưu giữ lịch sử hạng nhất, trở thành điểm thu hút khách du lịch. Khu tường phía nam còn lại dài hơn 70 mét của pháo đài ngoài với gạch đỏ đã sờn mòn cùng những rễ cây đa cũ tự hào về những chiến tích đã trải qua. Pháo đài này chính là nơi lưu giữ lịch sử của hơn ba trăm năm.
Pháo Đài Vĩnh Cửu
Lâu Đài Vàng Vĩnh Cửu được gọi là “Đại Pháo Đài An Bình” hoặc “Pháo Đài Song Ngư” ở thời cổ đại, pháo đài được được xây dựng để chống lại những đội quân Nhật Bản đã xâm lược Đài Loan do Sự Kiện Peony Suffix. Khi Shern Bao-Tzen đến An Bình lần đầu tiên vào 1874, ông tin rằng cần phải xây dựng những Đại Pháo Đài để bảo vệ thành phố, do vậy, pháo đài mang phong cách phương tây đầu tiên cuối cùng được hoàn thành vào năm 1876, do những kỹ sư người Pháp thiết kế. Đó là pháo đài đầu tiên được trang bị bằng Súng Thần Công Armstrong của người Anh tại Đài Loan, hơn nữa cũng đánh dấu một bước tiến lớn sang thời kỳ hiện đại hóa của quân tuần duyên Đài Loan. Về hình thức xây dựng, Lâu Đài Vàng Vĩnh Cửu là một pháo đài hình vuông theo phong cách lâu đài kim cương phương tây, với bốn góc nhô ra, và ở giữa thụt vào. Xung quanh pháo đài có rất nhiều hào, và đặt nhiều khẩu thần công lớn nhỏ khác nhau, trong khi trung tâm pháo đài được dùng là nơi luyện tập; hình dạng pháo đài là một khối toàn vẹn, có kích thước rất lớn và được trợ lực mạnh, Lâu Đài Vàng Vĩnh Cửu có thể được xem là một cột mốc quan trọng mở ra một kỷ nguyên mới trong số tất cả các pháo đài ở Đài Loan. Pháo đài sau này bị tàn phá và từng bị lãng quên, nhưng sau đó được xếp hạng là một trong số các điểm tham quan đáng chú ý của thành phố và được chú trọng bảo tồn. Sau khi phục hồi, phần tái tạo chính đã được thực hiện, hình dạng và vật liệu đã ít nhiều bị thay đổi. Nhưng sau khi xây dựng lại, nhìn chung có thể nhìn thấy quy mô ban đầu. Ngày nay, Lâu Đài Vàng Vĩnh Cửu được xếp hạng là di tích lịch sử quan trọng nhất, tường ngoài cao khoảng hai mét, hào đều nằm xung quanh tường, cây cối mọc dày đặc, gạch lát trên cổng vòm của tòa lâu đài cao 5 mét, qua cổng vòm lâu đài, bạn có thể nhìn thấy một thảm cỏ xanh mướt, bằng phẳng và rộng, cũng có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đồng tưởng niệm Shern Bao-Tzen và nhiều khẩu thần công mô phỏng lại pháo cổ xưa.